Cơ cấu hoạt động, tính năng kĩ chiến thuật trên chiến trường Mauser_1918_T-Gewehr

Khẩu Tankgewehr M1918 bị tịch thu bởi quân Anh trên chiến trường

Mauser 1918 T-Gewehr là súng trường chống tăng cỡ nòng trung, đùng đạn xuyên lõi thép 13.2x92mmSR. Súng thực chất là súng trường quy lát hạng nặng, bắn phát một lên đạn thủ công. Khóa nòng xoay hai tai khóa mang đặc trưng của các súng trường Mauser. Đạn 13.2x92mmSR là loại đạn có vành móc đơn, hỏa lực đủ để đương đầu với các thế hệ xe tăng giáp còn khá mỏng manh và vào thời đó. Đầu đạn có lõi thép, nặng 52g bắn từ súng đạt sơ tốc khoảng 770 – 780 m/s. thậm chí nó còn thấp hơn một số loại súng trường thời đó như Mosin Nagant ( 860m/s ) hay M1903 SpringField ( 853 m/s ) ....

Khả năng xuyên trên lý thuyết của T-Gewehr có thể tham khảo bảng dưới đây:

Mauser 1918 T-Gewehr, bắn đạn 13.2x92mmSR, sơ tốc 770 m/s
Cự liXGóc chạmXKhả năng xuyên
100 m90 độ20 mm
300 m60 độ15 mm

Súng không có các bộ phận giảm giật như của các súng trường chống tăng sau này như đệm báng súng hay bộ phận tản giật đầu nòng. Sức giật của súng khi bắn vô cùng mạnh và nguy hiểm cho chính xạ thủ. Xạ thủ thường chỉ bắn được hai tới ba phát rồi phải chuyển súng cho đồng đội.[4] Một đặc điểm khác của T-Gewehr là tay cầm phía sau kiểu súng ngắn làm xạ thủ dễ sử dụng hơn kiểu cầm cổ báng súng trên các súng trường thông thường.

Ngoài ra T-Gewehr rất nặng, rất dài và cồng kềnh. Đây cũng là đặc điểm mà các súng trường chống tăng sau này kế thừa. Giá hai chân để ổn định súng khi ngắm bắn là một phiên bản của giá hai chân trên súng máy MG-08/15.

Sau này còn một số loại súng trường chống tăng bắn lên đạn bằng tay thủ công như T-Gewehr là Degtyarov PTRD-41 ( Liên Xô - Thế chiến II ) nhưng để đánh giá thì PTRD hoàn toàn vượt trội về cả cỡ đạn, độ giật so với T-Gewehr hay kể cả là dòng Panzerbuchse 1939 của Đức Quốc Xã sau này.